Trong quá trình sản xuất quần áo, mỗi một chiếc máy sẽ đảm nhiệm các vai trò khác nhau như dệt, khâu, cắt,…Tuy nhiên cho đến hiện nay, vẫn chưa một cỗ máy nào có thể hoàn thiện một chiếc áo nếu không có sự trợ tham gia của con người. Được thiết kế để “tạo ra quần áo chất lượng cao với chi phí thấp”, robot Sewbovượt qua những khó khăn mà robot truyền thống gặp phải khi thực hiện các thao tác với những mảnh vải mềm, bằng cách làm cứng chúng tạm thời nhờ một hóa chất thường được sử dụng trong công nghệ in 3D.
Toàn bộ hệ thống Sewbo được tạo thành từ một cánh tay được sản xuất bởi hãng Universal Robot có giá khoảng 35.000 USD, một máy may truyền thống, và một bộ phận chứa nhựa nhiệt dẻo có thể tái sử dụng. Hai tấm vật liệu cứng sẽ được khâu lại với nhau nhờ vào một máy may công nghiệp, với sự hỗ trợ của cánh tay robot. Chất hóa học đông cứng tạm thời các mảnh vải có thể hòa tan trong nước, do đó, sau khi đã hoàn tất việc khâu thành hình một chiếc áo, robot sẽ nhúng nó vào trong một ít nước nóng và chiếc áo sẽ trở lại trạng thái thông thường.
“Nó sẽ rút ngắn chuỗi cung ứng và giảm bớt thời gian (cho các công đoạn), yếu tố cản trở ngành công nghiệp thời trang và may mặc, giúp giảm bớt sự phức tạp của mạng lưới cung ứng toàn cầu như hiện nay”. Zornow cho biết. Do cánh tay robot có thể được lập trình để thực hiện lặp đi lặp lại một hành động, Zornow hy vọng các nhà sản xuất quần áo trong tương lai sẽ sử dụng một dây chuyền lắp ráp với sự tham gia của Sewbo, và mỗi robot sẽ hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ trước khi chuyển cho robot tiếp theo. Dây chuyền sản xuất Sewbo nếu được thiết lập hứa hẹn sẽ giảm chi phí xã hội và môi trường xuống.
Zornow đang hy vọng có thể được hợp tác với những tên tuổi trong ngành công nghiệp thời trang, những người thực sự quan tâm đến việc tự động hóa sản xuất quần áo.
Dây chuyền sản xuất quần áo bằng robot mới tại Mỹ hoàn toàn tự động, từ khâu cắt may cho đến hoàn thiện đều do máy móc đảm nhiệm sẽ thay thế gần như hoàn toàn con người.
Các bộ quần áo đơn giản luôn đòi hỏi những công việc lặp đi lặp lại vốn cần nhiều nhân công. Chúng được chuyên môn hóa theo từng khâu mà mỗi người tham gia chỉ đảm nhiệm một công việc nhỏ. Trước đây, robot tỏ ra rất khó khăn khăn để di chuyển các tấm vải mềm mại trong khi với con người thì đây lại là việc đơn giản.
Theo trang Quartz, hầu hết công đoạn trong quy trình may mặc đã được tự động hóa, từ chọn nút đến cắt vải. Một số máy móc chuyên biệt còn có thể khâu túi. Dù chưa có một robot thương mại nào đủ khả năng xâu chuỗi tất cả các khâu với đủ loại vải vóc, kim chỉ… để làm ra một cái áo hay cái quần hoàn chỉnh nhưng với đà tiến công nghệ hiện nay, không gì là không thể.
Leave a Reply